Công tác trong ngành Bưu điện Đặng_Văn_Thân

Năm 1954 được chuyển về ngành Bưu điện, được tập kết ra Bắc và làm báo vụ viên tại trạm Bưu điện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; sau vài năm, được về Hà Nội học văn hoá từ lớp 5 đến hết lớp 10; sau đó, được cử đi học Đại học tại Khác-cốp, Liên Xô cũ.Năm 1966, tốt nghiệp Đại học trở về nước, ông được cử về công tác tại Viện Khoa học - Kỹ thuật Bưu điện; sau năm 1975 ông được cử trở lại miền Nam công tác với cương vị Giám đốc Trung tâm Viễn thông II.

Suốt giai đoạn từ năm 1966 đến 1984, dù ở cương vị phụ trách nhóm thu - phát của Viện Khoa học - Kỹ thuật Bưu điện hay Giám đốc Trung tâm Viễn thông II, ông luôn tìm tòi những giải pháp sáng tạo trong khoa học công nghệ, trong tổ chức sản xuất; đoàn kết, động viên mọi người lao động sáng tạo, vượt khó đi lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác được giao, góp phần thúc đẩy Ngành phát triển.

Năm 1984, ông được Đảng, Nhà nước điều động ra Hà Nội với trọng trách là Quyền Tổng cục trưởng [2], rồi năm 1986 là Tổng cục trưởng, Bí thư Ban Cán sự Đảng Tổng cục Bưu điện, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII.

Ông đã có những đóng góp rất lớn cho ngành Bưu điện Việt Nam, là người anh cả của sự nghiệp đổi mới ngành Bưu chính, Viễn thông Việt NamTrong hoàn cảnh đất nước còn rất nghèo nàn; cơ sở vật chất của ngành Bưu điện vừa nghèo lại ở trình độ kỹ thuật rất thấp. Những khó khăn thách thức đặt ra và các giải pháp, đó là: cần phải mạnh dạn tìm giải pháp tháo gỡ vốn để đầu tư phát triển, không ỷ lại trông chờ vào Nhà nước; mặt khác, phải lựa chọn được giải pháp thích hợp về khoa học công nghệ; toàn Ngành phải thống nhất phương châm người Bưu điện phải sống bằng nghề Bưu điện mạnh dạn xin Nhà nước cho phép hoạt động theo cơ chế tự vay tự trả với sự bảo trợ của Nhà nước; tìm các đối tác nước ngoài, những tập đoàn bưu chính viễn thông mạnh, có tiềm lực về vốn và công nghệ cao để hợp tác; lấy viễn thông quốc tế làm khâu đột phá khẩu để thu hút vốn nước ngoài phục vụ đầu tư phát triển trong nước; nghĩa là thực hiện phương châm lấy ngoài nuôi trong.

Những giải pháp trên đây đã tạo tiền đề cho các kế hoạch tăng tốc độ phát triển ngành những năm 1993-1995, 1996-2000 thắng lợi, đã góp phần để ngành Bưu điện đạt được kết quả đáng khích lệ trên các lĩnh vực về phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, về phát triển máy, xây dựng Ngành công nghiệp thông tin; đặc biệt, các chỉ tiêu về tăng trưởng tài sản, doanh thu, nộp ngân sách... đều có tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 20 lần so với năm 1990 là năm đầu của thời kỳ tăng tốc; được các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá Bưu điện là ngành đi đầu trong sự nghiệp đổi mới; vị thế của Bưu điện Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao hơn lúc nào hết.

Từ năm 1997, ông nghỉ hưu